Tại sao cần bảo trì định kì hệ thống điện tại các nhà máy/xí nghiệp ?

Hệ thống điện nhà máy, xí nghiệp hay hệ thống điện công nghiệp nói chung là một phần không thể thiếu, đóng vai trò như nguồn năng lượng chính giúp doanh nghiệp vận hành và sản xuất. Một doanh nghiệp với năng suất ổn định, lâu dài đòi hỏi phải có một hệ thống điện đạt chuẩn, an toàn và vận hành ổn định. Vì vậy việc bảo trì hệ thống này là một yếu tố cần thiết nhằm đảm bảo sự an toàn cho nhân công  cũng như tránh ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất gây chậm tiến độ.

TẠI SAO CẦN BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN SẢN XUẤT TẠI CÁC NHÀ MÁY HAY XÍ NGHIỆP ?

  • Thứ nhất, hệ thống điện an toàn sẽ đảm bảo cho công nhân và tài sản 

Một doanh nghiệp với hệ thống điện luôn trong trạng thái “khoẻ mạnh” sẽ khiến những nhân công làm việc trực tiếp tại nhà máy an tâm hơn về an toàn lao động; cũng như chủ doanh nghiệp không còn phải lo về thiệt hại tài sản do sự cố về điện xảy ra như cháy nổ, điện giật hay các vấn đề tiềm ẩn khác. Việc kiểm tra và bảo trì định kì này sẽ ngay lập tức ngăn chặn và khắc phục lỗi hệ thống điện trước khi trở thành sự cố gây nguy hại. 

  • Thứ hai, hệ thống điện được bảo trì luôn trong trạng thái tốt nhất, từ đó khiến dây chuyền sản xuất được trơn tru

Bộ phận máy móc, dây chuyền phục vụ cho mục đích sản xuất cho doanh nghiệp có vận hành được liên tục mà không gặp sự cố hầu hết phụ thuộc vào một hệ thống cung cấp năng lượng điện tốt và an toàn. Từ việc tối ưu hoá hiệu suất lao động sẽ cho ra được những sản phẩm chất lượng, từ đó tối đa hoá được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu như hệ thống điện nhà máy đã quá cũ, lâu không được chăm sóc thì việc máy móc liên tục gặp vấn đề sẽ tốn rất nhiều chi phí sửa chữa cho người chủ. 

  • Thứ ba, giảm thiểu tới mức tối đa những rủi ro về điện 

Bất kì một hệ thống hay loại máy móc nào sau một thời gian đều xảy ra tình trạng hao mòn, xuống cấp. Điện cũng vậy. Nếu như một hệ thống cung cấp điện để vận hành cả một doanh nghiệp mà không được “chăm sóc” định kì thì rất có thể sẽ xảy ra lỗi; lâu dần những lỗi đó nếu không được khắc phục kịp thời sẽ xảy ra sự cố nguy hiểm như cháy nổ, chập điện, ảnh hưởng lên cả dây chuyền sản xuất khiến doanh nghiệp thua lỗ nặng nề. 

  • Thứ tư, hệ thống điện tốt thì máy móc sản xuất sẽ bền và hoạt động ổn định

Như đã đề cập từ mục ba, bất kì thiết bị hay máy móc nào đều có sự hao mòn nhất định sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên hiện tượng này hoàn toàn có thể trì hoãn dựa vào một phần từ việc bảo dưỡng máy móc định kì của nhà máy; bên cạnh đó còn do sự hoạt động mang tính ổn định của dòng điện cung cấp cho thiết bị hoạt động. Một dòng điện chập chờn hay quá tải hoặc không đủ lượng điện thiết bị yêu cầu đều ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của máy – tần suất bảo dưỡng máy móc sẽ trở nên dày đặc, thậm chí còn phải mua thiết bị mới thay thế. 

  • Thứ năm, tiết kiệm chi phí sửa chữa những lỗi xảy ra đột ngột hay mua mới máy móc

Tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường. Cụ thể với những chi phí phát sinh ngoài kế hoạch như sửa chữa lỗi máy móc hay mua mới cũng đều tốn ngân sách của doanh nghiệp rất nhiều, gây tổn thất nghiêm trọng tới mọi chi phí cố định khác. Vì vậy việc bảo dưỡng, bảo trì không chỉ hệ thống điện mà còn dây chuyền máy móc luôn phải được đặt lên hàng đầu. Theo dõi liên tục hiện trạng cũng như sử dụng nguồn tài nguyên có khoa học cũng là những biện pháp góp phần tăng tuổi thọ cho hệ thống điện, máy móc. 

Những lý do trên là minh chứng cho tầm quan trọng của việc bảo trì hệ thống điện công nghiệp cho nhà máy, xưởng xí nghiệp trên thị trường hiện nay. Bằng cách thực hiện đều đặn công việc đó, các doanh nghiệp có thể đảm bảo sự hoạt động liên tục và ổn định cũng như tạo dựng sự an toàn cho môi trường lao động, từ đó đáp ứng được nhu cầu sản xuất để đạt doanh thu lâu dài.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *